Ngày thế giới phòng, chống bệnh Chagas được tổ chức đầu tiên vào năm 2020, với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh Chagas và hướng tới các nguồn lực cần thiết để ngăn chặn, kiểm soát và loại trừ bệnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh Chagas là “căn bệnh thầm lặng” vì phần lớn người nhiễm bệnh không có triệu chứng hoặc các triệu chứng rất nhẹ. Trên thế giới có khoảng 6-7 triệu người mắc, với 10.000 ca tử vong hàng năm.
Bệnh Chagas, một căn bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây ra, đã đánh thức sự chú ý của cộng đồng y học vì mức độ nguy hiểm của nó. Dưới đây là cái nhìn sâu sắc về bệnh Chagas, nguyên nhân, đường lây truyền, triệu chứng và cách phòng ngừa.
Bệnh Chagas là bệnh nhiễm ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, chủ yếu lây truyền qua vết cắn của bọ Triatominae. Bệnh này cũng có thể lây truyền thông qua thực phẩm bị nhiễm bọ hoặc phân của chúng, đặc biệt trong các trường hợp như:
+ Truyền từ mẹ nhiễm bệnh sang thai nhi qua nhau thai
+ Truyền máu hoặc ghép nội tạng từ người hiến tặng bị nhiễm bệnh
+ Tiếp xúc với nước mía hoặc thực phẩm bị nhiễm bệnh
Triệu Chứng Của Bệnh Chagas
Bệnh Chagas thường phát triển qua ba giai đoạn chính: cấp tính, tiềm ẩn và mãn tính. Mỗi giai đoạn có những triệu chứng đặc trưng:
Cấp tính
Giai đoạn này thường xảy ra ở trẻ em và biểu hiện có thể không rõ rệt. Các triệu chứng, nếu có, sẽ xuất hiện từ 1-2 tuần sau khi nhiễm bệnh, bao gồm:
- Vết đốm nổi: Nơi bị côn trùng cắn có thể xuất hiện vết đỏ hoặc sưng nhẹ (đôi khi không có triệu chứng rõ ràng).
- Phát ban đỏ hoặc u chagoma tại vị trí ký sinh trùng xâm nhập
- Phù nề quanh mắt, viêm kết mạc nổi hạch, hiện tượng này được gọi là dấu hiệu Romana
- Bệnh Chagas cấp tính hiếm khi gây tử vong, trừ khi biến chứng như viêm cơ tim cấp tính hoặc viêm não màng não xảy ra.
Tiềm ẩn
Nhiễm trùng tiềm ẩn không gây triệu chứng và thường được phát hiện qua xét nghiệm máu
Mãn tính
Khoảng 20-30% bệnh nhân sẽ phát triển bệnh mãn tính, với các biến chứng nghiêm trọng về tim mạch và tiêu hóa. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Suy tim nhịp tim bất thường.
- Giãn thực quản và phình đại tràng, gây khó nuốt và táo bón kéo dài.
Vết đỏ hoặc sưng nhẹ
Chuẩn đoán và điều trị bệnh
Chẩn đoán bệnh Chagas dựa trên việc phát hiện ký sinh trùng trong máu hoặc dịch cơ quan bị nhiễm bệnh. Các phương pháp xét nghiệm có thể bao gồm:
- Soi máu hoặc mô dưới kính hiển vi.
- Xét nghiệm huyết thanh sử dụng kỹ thuật ELISA hoặc RIPA.
- Xét nghiệm PCR để phát hiện số lượng ký sinh trùng cao trong máu.
Phòng ngừa bệnh chagas
Phòng ngừa bệnh Chagas tập trung vào việc ngăn chặn lây lan của ký sinh trùng và giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa chính:
- Kiểm soát công trùng vật chủ trung gian:
+ Sử dụng màn chống muỗi và thuốc diệt côn trùng trong nhà.
+ Cải thiện điều kiện sống và vệ sinh môi trường để giảm sự sinh trưởng của côn trùng.
Kiểm soát côn trùng gây hại
- Kiểm tra khi hiến máu:
+ Kiểm tra máu khi hiến để ngăn chặn việc truyền nhiễm từ người nhiễm bệnh Chagas sang người khác thông qua máu và sản phẩm máu.
- Chăm sóc sức khỏe thai nghén:
+ Phụ nữ mang thai nên được kiểm tra bệnh Chagas trước khi mang thai và điều trị nếu cần.
+ Tăng cường giảm thiểu tiếp xúc với côn trùng vật chủ trung gian cho phụ nữ mang thai.
- Chăm sóc sức khỏe và giáo dục:
+ Tăng cường giáo dục cộng đồng về nguy cơ và biện pháp phòng ngừa bệnh Chagas.
+ Tăng cường thông tin và kiến thức về bệnh Chagas cho nhân viên y tế và cộng đồng.
- Chăm sóc sức khỏe cá nhân:
+ Tránh tiếp xúc với côn trùng Triatominae và các loài động vật khác có thể mang ký sinh trùng.
+ Đảm bảo vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Nguồn: Tổng hợp